PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH MIỆN
TRƯỜNG MẦM NON HỒNG QUANG
Video hướng dẫn Đăng nhập

  BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG BỆNH SỞI CHO TRẺ MẦM NON

Kính thưa toàn thể các bậc phụ huynh học sinh trong toàn xã!

Cứ mỗi khi thời tiết thay đổi, mưa nắng bất chợt là chúng ta hay bị các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, ho kéo dài... Đó là các triệu chứng cơ bản của bệnh đường hô hấp, đường hô hấp chính là nơi nhiều mầm bệnh virut, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập khi chúng ta hít thở có rất nhiều bệnh về đường hô hấp thường gặp như là Sởi, Rubella, thủy đậu, cúm, viêm họng, viêm amidan, tay chân miệng. Chính vì vậy, trong bài viết tuyên truyền ngày hôm nay Trường Mầm non Hồng Quang xin gửi tới toàn thể các bậc phụ huynh học sinh trong toàn xã về nội dung tuyên truyền phòng bệnh sởi cho trẻ Mầm non.

1. Bệnh sởi là gì? Nguyên nhân gây bệnh:

Bệnh sởi là một căn bệnh cấp tính do vi rút sởi thuộc nhóm Paramyxovirus gây nên. Đây là loại vi rút có sức chịu đựng yếu, dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc sát khuẩn thông thường, ánh sáng mặt trời…virus sởi tồn tại ở họng và máu bệnh nhân từ cuối thời kì ủ bệnh đến sau khi phát ban một thời gian ngắn. Bệnh rất dễ lây, thường gặp ở trẻ em, gây viêm long ở kết mạc mắt, đường hô hấp, tiêu hoá và các phát ban đặc hiệu. Có nhiều biến chứng nặng nề..

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh sởi:

Sốt và phát ban là hai biểu hiện chính của bệnh. Trẻ thường sốt cao từ 38,5oC - 40oC, nhức đầu, mệt mỏi..Nôn, trớ…khi sốt giảm sẽ xuất hiện ban dạng sần (gồ lên mặt da) ở sau tai, sau đó lan ra mặt, lan dần xuống ngực bụng và toàn thân. Sau 7 đến 10 ngày, ban biến mất theo thứ tự đã nổi trên da và để lại những vết thâm thường gọi là “vằn da hổ”. Ngoài ra bệnh còn kèm theo một số biểu hiện khác như: chảy nước mũi, ho, mắt đỏ, tiêu chảy…

3. Đường lây truyền

Bệnh sởi lây truyền bằng đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với các chất tiết của mũi họng bệnh nhân. Đôi khi có thể lây gián tiếp qua những đồ vật mới bị nhiễm các chất tiết đường mũi họng của bệnh nhân.

4. Triệu chứng của bệnh sởi:

*Thời kì ủ bệnh: 10 -12 ngày

*Thời kì khởi phát:

- Hội chứng nhiễm khuẩn: Sốt 38,5oC  đến 40oC, nhức đầu, mệt mỏi …

- Hội chứng xuất tiết niêm mạc:

+ Mắt: Kết mạc đỏ, phù mi mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng.

+ Hô hấp: Sổ mũi, hắt hơi, khản tiếng, ho khan, có khi có ít đờm.

+ Tiêu hoá: Nôn,chớ, đi ngoài phân lỏng.

- Có hạt nội bang: Trên nền niêm mạc má đỏ hồng nổi lên những chấm trắng, nhỏ, đường kính khoảng 1mm.

*Thời kì toàn phát:

- Sốt cao 39oC đến 40oC, có thể mê sảng co giật, trẻ ho nhiều, viêm nhiễm và xuất tiết đường hô hấp, chảy nước mắt, có nhiều dử mắt.
       - Phát ban với đặc điểm:
       + Là ban rát sẩn, màu đỏ, hồng hay tía. Hình tròn hoặc hình bầu dục, to bằng hạt đậu, hay cánh bèo tấm, sờ vào mềm, mịn như sờ vào tấm vải nhung, giữa các ban sởi có khoảng da lành.
       + Thứ tự mọc ban:
Ngày thứ nhất: Ban sởi mọc ở chân tóc, sau tai, sau gáy, trán, má đầu, mặt, cổ.
Ngày thứ hai: Ban mọc tới ngực lưng và hai tay.
Ngày thứ ba: Ban mọc xuống bụng và hai chân.
       + Ban sởi tồn tại hai đến ba ngày rồi lặn theo trình tự đã mọc để lại trên da những vết thâm vằn như da hổ da báo. Khi ban lặn các dấu hiệu lâm sàng khác giảm dần.
       * Biến chứng:
        - Virus sởi phá huỷ lớp biểu mô niêm mạc và hệ thống miễn dịch, làm giảm lượng vitamin A, do đó trẻ có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm khác.
        - Bội nhiễm: Viêm phổi, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm tai giữa.
        - Thần kinh: Viêm não sau sởi .
        - Suy dinh dưỡng do ăn uống kiêng khem.
        - Loét miệng: Các vết loét ở trong miệng, môi lưỡi; vết loét có màu đỏ, được phủ một lớp trắng rất đau. Vết loét có thể sâu, rộng làm cho trẻ ăn khó khăn.
        - Chảy mủ mắt.
        - Mờ giác mạc, đây là dấu hiệu nguy hiểm có thể do thiếu vitamin A.
       5. Phòng bệnh sởi cho trẻ.
        - Tiêm phòng vác xin sởi đầy đủ cho trẻ dưới một tuổi.
        - Phát hiện sớm và cách ly trẻ bị sởi: Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi…
        * Công tác vệ sinh cá nhân:
        - Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh và người nghi bị bệnh.

- Rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với người bệnh và người nghi bị bệnh.
        - Che miệng khi ho, hắt hơi.

* Vệ sinh môi trường

- Tẩy trùng sàn nhà, đồ chơi trẻ em. Trong trường hợp nhà có người bệnh thì phải tẩy trùng dụng cụ, vật dụng của người bệnh bằng dung dịch cloramin B.
        * Tránh cho trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh:

-  Trong trường hợp môi trường của trẻ có người mắc sởi, cần cho trẻ tránh tiếp xúc để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh sởi. Trong trường hợp nhà có người bị mắc sởi, cần cách ly người bệnh để tránh lây lan cho cộng đồng: Trẻ em phải nghỉ học, người lớn phải nghỉ làm 5 ngày kể từ khi bắt đầu phát ban.

* Đảm bảo Dinh dưỡng hợp lý: 

- Cha mẹ trẻ em cần nâng cao sức đề kháng cho trẻ bằng cách tăng cường dinh dưỡng đầy đủ, đề phòng trẻ bị suy dinh dưỡng. Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bằng cách uống nhiều nước hoa quả, ăn lỏng, đủ chất dinh dưỡng, không nên kiêng khem quá.

Trên đây là toàn bộ nội dung tuyên truyền về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh sởi. Qua bài tuyên truyền hôm nay sẽ đem lại cho quý phụ huynh những hiểu biết quý báu về bệnh sởi cũng như biết cách phòng chống bệnh sởi cho trẻ.

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đối với trẻ mầm non, hệ thống miễn dịch chưa được hoàn thiện và sức đề kháng vẫn còn non yếu trước các yếu tố gây bệnh từ môi trường bên ngoài. Đặc biệt là trong điều kiện khí hậu giao mùa, ... Cập nhật lúc : 10 giờ 46 phút - Ngày 29 tháng 11 năm 2024
Xem chi tiết
Trường mầm non công khai một số khoản thu góp, tài trợ đầu năm học 2024 - 2025 ... Cập nhật lúc : 10 giờ 40 phút - Ngày 29 tháng 11 năm 2024
Xem chi tiết
Ngày 28/9/2024 trường mầm non Hồng Quang tổ chức Hội nghị CBVC,NLĐ năm học 2024 - 2025 nhằm đánh giá những kết quả đã đạt được cũng như những tồn tại hạn chế cần khắc phục trong năm học 2023 ... Cập nhật lúc : 20 giờ 27 phút - Ngày 28 tháng 11 năm 2024
Xem chi tiết
Sau ảnh hưởng của cơn bão Yagi CSVC của nhà trường bị thiệt hại nặng nề. Để khắc phục khẩn trương CSVC của nhà trường sau cơn bão số 3 và đón trẻ đi học bình thường. Nhà trường đã được các c ... Cập nhật lúc : 16 giờ 52 phút - Ngày 28 tháng 11 năm 2024
Xem chi tiết
Ngày 14-8 , huyện nhà đã tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2013 – 2014. Đồng thời đề ra phương hướng nhiệm vụ cho năm học mới 2014 - 2015. ... Cập nhật lúc : 7 giờ 32 phút - Ngày 18 tháng 9 năm 2014
Xem chi tiết
Chương trình chăm sóc - giáo dục thực hiện theo chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non do Vụ Giáo dục Mầm non – Bộ Giáo dục & đào tạo ban hành ... Cập nhật lúc : 23 giờ 53 phút - Ngày 18 tháng 9 năm 2013
Xem chi tiết
Giáo dục mầm non đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tâm lý, thẩm mỹ…của trẻ. Vì vậy, nâng cao chấy lượng dạy và học bậc học mầm non là nhiệm vụ rất quan trọng trong quá trì ... Cập nhật lúc : 23 giờ 31 phút - Ngày 18 tháng 9 năm 2013
Xem chi tiết
Sáng ngày 16/8/2013, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2012 – 2013, triển khai phương hướng, nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2013 – 2014 và tổng kết hoạt đ ... Cập nhật lúc : 23 giờ 33 phút - Ngày 18 tháng 9 năm 2013
Xem chi tiết
Trong nhiều năm học trở lại đây, trường Mầm non Lê Thanh Nghị TP Hải Dương đã được Phòng giáo dục và đào tạo thành phố ghi nhận là một trong những đơn vị có nhiều thành tích nổi bật trong c ... Cập nhật lúc : 23 giờ 27 phút - Ngày 18 tháng 9 năm 2013
Xem chi tiết